Kinh nghiệm cưới hỏi – ý nghĩa của lễ lại mặt

Kinh nghiệm cưới hỏi – Rất nhiều gia đình chỉ chú trọng đến các thủ tục trước đám cưới mà lãng quên những thủ tục cần sau đám cưới. Theo phong tục cưới hỏi miền Bắc, lễ lại mặt là bước cuối cùng của đám cưới, sau khi hoàn thành bước này thì bạn mới chính thức có một lễ cưới hoàn hảo nhất.

Hãy cùng Thu Hien Wedding tìm hiểu sẽ giới thiệu tới các bạn những việc cần chuẩn bị cho lễ lại mặt này nhé

Kinh nghiệm tổ chức cưới hỏi

Khái Niệm Lễ Lại Mặt

Lễ lại mặt hay còn gọi là lễ nhị hỷ, lễ này phải được tổ chức ngay ngày hôm sau của lễ cưới. Với 2 từ “lại mặt”, có lẽ bạn đã hiểu được phần nào ý nghĩa của buổi lễ này. Lễ lại mặt là việc cần phải làm sau đám cưới, chú rể và cô dâu cùng về nhà gái với túi quà đáp lễ thường do mẹ chồng chuẩn bị . Đây được coi như lời cảm ơn của nhà trai đối với gia đình nhà gái đã nuôi nấng và gả con gái về làm dâu. Khi chú rể về thăm bố mẹ vợ, họ sẽ cùng dự bữa cơm thân mật bên nhà gái.

Ý nghĩa của lễ lại mặt là gì?

Lễ lại mặt là dịp để cô dâu, chú rể bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ cô dâu. Vừa làm vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ thương cha mẹ của cô dâu.
Ngoài ra, lễ lại mặt có thể nói là lời nhắc nhở đối với cô dâu chú rể sau đám cưới. Ngoài việc hiếu thuận với nhà trai, thì không được quên chăm sóc nhà gái. Và nó cũng giúp mối quan hệ giữa hai gia đình ngày càng gắn bó hơn.

Kinh nghiệm tổ chức cưới hỏi

Lễ Lại Mặt Thường Diễn Ra Khi Nào ?

Buổi lễ lại mặt sẽ diễn ra vào những thời điểm khác nhau tùy theo khu vực vùng miền.

Ở một số nơi, lễ lại mặt diễn ra ngay sau đêm tân hôn.

Nhưng một số nơi sẽ tổ chức sau đám cưới ba, bốn ngày. Thậm chí còn có những nơi yêu cầu lễ lại mặt phải được tổ chức vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau đám cưới.
Tuy nhiên, công việc và cuộc sống ngày nay quá bận rộn, nếu khoảng cách xa hàng trăm km thì buổi lễ gặp mặt có thể được lùi lại sau hoặc thậm chí bỏ qua

Kinh nghiệm tổ chức cưới hỏi – Sính lễ trong lễ lại mặt gồm những gì ?

Sính lễ trong lễ lại mặt không có quy định như trong các nghi lễ cưới hỏi khác. Lễ lại mặt theo truyền thống từ xa xưa của người Việt, giống như tráp dạm ngõ, tráp ăn hỏi..., bao gồm trầu cau, bánh kẹo, thịt gà và xôi. Ngày nay, lễ lại mặt đã đơn giản hóa rất nhiều, chỉ cần chuẩn bị một số bánh kẹo hoặc trái cây.

Tuy nhiên, nếu gia đình có điều kiện, bạn có thể chuẩn bị một chiếc phong bì nhỏ và dâng lên bàn thờ tổ tiên để thắp hương.

Chúng tôi hy vọng bài viết về lễ lai mặt này sẽ giúp các bạn chuẩn bị cho một đám cưới hoàn hảo và tìm hiểu thêm về văn hóa cưới hỏi của người Việt.

Tham khảo thêm: Những điều cần kiêng kị trong đám cưới hỏi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Hotline: 0888 968 123
Contact Me on Zalo