Lễ Cưới Và Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt

Lễ cưới hay còn gọi là lễ thành hôn là 1 nét văn hóa đẹp trong phong tục cưới hỏi của người xưa truyền lại. Khi một đôi trai gái yêu nhau và quyết định chung sống với nhau, được sự chấp thuận của hai bên gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè… thì nhất thiết phải tổ chức lễ cưới. Khi đó sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.

Hãy cùng Thu Hien Wedding tìm hiểu về cách tổ chức lễ cưới như thế nào cho đúng chuẩn theo phong tục tập quán của người Việt nhé

Lễ cưới là gì?

Lễ cưới hay còn gọi là hôn lễ, lễ thành hôn, lễ rước dâu. Lễ cưới là một trong những phong tục tập quán có từ ngàn đời

Lễ cưới chỉ có ý nghĩa sau khi đôi bên tuyên bố quyết định chung sống với nhau trước sự chứng kiến của đông đảo họ hàng, bạn bè, làng xóm và được sự đồng ý của hai bên gia đình 2 bên.
Lễ cưới thường được kết hợp với tiệc cưới để tạo thành đám cưới / lễ thành hôn
Thông thường chúng ta tổ chức lễ ăn hỏi trước và vài ngày sau đó là lễ cưới, nhưng một số gia đình ở quá xa không thể đi lại nhiều lần nên có thể gộp 2 lễ lại trong 1 ngày.

Tham khảo: Những sính lễ ăn hỏi không thể thiếu

Phong tục cưới hỏi trong lễ cưới

Với mỗi vùng miền lại có những phong tục tập quán khác nhau. Tuy nhiên các bước cơ bản cần phải có bao gồm :

  • Lễ xin dâu
  • Lễ rước dâu
  • Tổ chức tiệc cưới
  • Lễ lại mặt gia đình nhà gái

Nói chung, người Việt có thói quen đi xem thầy chọn ngày trước ngày cưới. Ngày cưới phải là ngày lành tháng tốt , và điều đặc biệt cần lưu ý là tuổi của cô dâu năm lấy chồng không phạm phải kim lâu
Trong ngày cưới, nghi thức đón tiếp họ hàng càng phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Đối với người Việt Nam, ngày lành tháng tốt sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc bền lâu và bình yên cho cô dâu chú rể trong cuộc sống hôn nhân sau này.

Lễ xin dâu

Trước giờ rước dâu, nhà trai sẽ chuẩn bị tráp lễ xin dâu (gồm trầu têm cánh phượng) mang sang nhà gái để làm lễ

Lễ rước dâu

Chú rể và một đoàn nhà trai sẽ đến nhà gái để làm lễ rước dâu. Đại diện nhà trai đọc diễn văn xin phép tổ chức lễ cưới,  Chú rể lên đón dâu, cô dâu chú rể thắp hương khấn xin phép tổ tiên ông bà.
Sau đó, cô dâu chú rể sẽ ra mắt chào hỏi mời nước họ hàng hai bên.

(Riêng đối với những người theo đạo, lễ cưới sẽ được tổ chức theo nghi thức nhà thờ)

Tiệc cưới hỏi

Thường quan niệm của người Việt là muốn gần gũi nhau hơn thì phải ngồi xuống nâng ly bia, rượu. Chúc mừng cô dâu chú rể. Không khí sẽ ấm áp hơn. Nếu quy mô gia đình đủ đông, tiệc cưới có thể tổ chức tại nhà hoặc tại nhà hàng khách sạn, tùy theo sở thích của gia chủ.

Quà cưới tặng cô dâu chú rể

Phong tục xưa rất trọng vật chất, người ta có thể cho cô dâu chú rể vàng, hoặc tiền đã chuẩn bị sẵn trong phong bì mừng cưới. Nhưng ngày nay, nền văn minh ngày càng tiến bộ, vật chất ít được coi trọng hơn để tránh sự căng thẳng cho khách dự tiệc cưới. Quà mừng cưới sẽ tùy thuộc vào kinh tế , tình cảm của người đi mừng .

Trên đây là sơ lược về một số phong tục và thủ tục cưới hỏi của người Việt chúng ta. Cưới hỏi Thu Hiền mong rằng các bạn có thể phần nào hiểu và tổ chức được một đám cưới chuẩn mực theo phong tục cưới của người Việt
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình tổ chức tiệc cưới, hãy nhấc máy và gọi cho Thu Hien Wedding theo số hotline 0888 968 123, chúng tôi sẽ giải đáp hỗ trợ bạn một cách chu đáo nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Hotline: 0888 968 123
Contact Me on Zalo