Tập tục lại quả trong lễ ăn hỏi

Đáp lễ cho việc nhận mâm quả từ nhà trai thì nhà gái sẽ có thủ tục lại quả. Đây là một nét văn hoá cưới hỏi của người Việt được duy trì từ xa xưa cho đến nay.

Hãy cùng Cưới Hỏi Thu Hiền tìm hiểu về ý nghĩa và cách thức thực hiện tập tục này nhé

Khái niệm và ý nghĩa của l li quả trong đám hỏi

Li qu hay còn được gọi là lễ chuyển lại của nhà gái đối với nhà trai trước khi kết thúc lễ ăn hỏi.

Lễ ăn hỏi chỉ trọn vẹn hoàn hảo sau khi hoàn thành hết các thủ tục diễn ra ở nhà gái , bao gồm cả việc nhà trai nhận lễ lại quả của nhà gái

Nếu việc trao quả là sự thể hiện tình cảm của nhà trai dành cho nhà gái thì việc lại quà là sự đáp lại của nhà gái đối với sự chân thành, quan tâm của nhà trai.

Lễ lại quả không chỉ là đơn giản là biểu hiện của sự chấp thuận mà còn là sự truyền tải tình cảm chân thành của nhà gái dành cho nhà trai. Nó còn là nền tảng cho một đám cưới hạnh phúc viên mãn cho đôi trẻ

Sau khi hoàn tất các thủ tục trong lễ ăn hỏi thì có thể coi cặp đôi chính thức là vợ chồng sắp cưới. Họ có thể bắt đầu gọi bố mẹ 2 bên là “Bố mẹ” . Đây là bước quan trọng đánh dấu sự hòa nhập thân thiện gắn kết giữa hai gia đình.

Xem thêm: Mâm tráp cưới hỏi miền Bắc

Thời điểm thực hiện lễ lại quả trong đám hỏi

Như đã nêu trên, lễ lại quả được nhà gái thực hiện vào gần cuối buổi lễ ăn hỏi. Có nghĩa là nghi thức lại quả chỉ được thực hiện sau khi tất cả các phần khác của buổi lễ đã hoàn thành.

Lễ li qu gm nhng gì?

Lễ lại quả thường gồm những lễ vật truyền thống và được lấy ra một phần của mỗi loại lễ vật mà nhà trai mang đến.

Tuy nhiên, lại quả chỉ là những loại lễ vật, nó không bao gồm đồ vật như đồ trang sức, nhẫn cưới, tiền nạp tài , tiền lễ đen, và các loại sính lễ khác.

Các lễ vật truyền thống có thể tách để lại quả bao gồm:

Trầu cau, Bánh cưới truyền thống, Hạt sen, Rượu và trà…

Những lễ vật này được nhà gái tách chia một phần cho nhà trai gọi là lễ lại quả

Các bước tiến hành nghi lễ lại quả trong đám hỏi

Thông thường các gia đình sẽ chọn người có vị thế cao để đứng ra đảm nhận nghi lễ lại quả (thường là bác cả hoặc các bác nội, ngoại của cô dâu).

Người này phải là người đã có kinh nghiệm gia đình êm ấm hạnh phúc , có con trai hoặc con gái nhằm mang lại may mắn cho cô dâu và chú rể. 

Cách thức thực hiện nghi lễ lại quả :

Cau phải được xé từ buồng cau bằng tay ( ko dùng kéo ). Các lễ vật còn lại tách theo số lẻ hay chẵn tuỳ thuộc vào từng địa phương ( 2 bên nên trao đổi thống nhất trước) và đặt vào tráp lại lễ . Điều đặc biệt là tráp đựng lễ vật lại quả này nắp phải lật ngược ( tuyệt đối không được đóng nắp)

Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn phần nào , nếu cần thêm thông tin hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Chúng tôi 0888 968 123 để được giải đáp 24/7 nhé

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Hotline: 0888 968 123
Contact Me on Zalo