Lễ dạm ngõ gồm những gì ?

Lễ dạm ngõ gồm những gì? Làm thế nào để chuẩn bị đúng cách cho một đám cưới đó là điều thắc mắc của rất nhiều gia đình . Hãy để Thu Hien Wedding giúp bạn tìm hiểu nhé

Để thích nghi với nhịp sống hiện đại ngày nay, thủ tục của lễ dạm ngõ ngày càng được đơn giản hóa. Tuy nhiên, việc chuẩn bị lễ vật cho phù hợp với phong tục cưới hỏi của người Việt vẫn là điều cần thiết. Bên cạnh cách thức tổ chức lễ dạm ngõ cũng cần phải thực hiện đúng chuẩn mực để tránh những ảnh hưởng xấu về mặt tâm linh về sau.

Lễ dạm ngõ gồm những gì?

Lễ dạm ngõ là lúc nhà trai chuẩn bị sính lễ mang sang nhà gái lần đầu đặt vấn đề xin cho đôi trẻ chính thức được qua lại với nhau . Lễ dạm ngõ ngày nay được chuẩn bị khá đơn giản và không còn phức tạp như xưa. Lễ dạm ngõ chỉ cần một mâm cỗ đầy đủ các thứ: trầu cau, rượu thuốc, trà, hoa quả ngon, ít bánh kẹo . Tuy nhiên, mỗi vùng miền chuẩn bị cho lễ dạm ngõ có đôi chút khác nhau

Đối với người miền Nam tráp dạm ngõ gồm cặp rượu , cặp chè được gói trong giấy đỏ đẹp sang trọng , cộng thêm mâm ngũ quả và đĩa trầu têm cánh phượng

Đối với người miền Trung thì đơn giản hơn, chỉ cần 1 đĩa trầu têm cánh phượng và 1 chai rượu lễ là đủ .

Ngoài ra có thể mang thêm bánh đặc sản vùng miền của đằng trai mang sang nhà gái trong dịp này ( Ví dụ người Bình ĐỊnh Phú Yên thì có bánh hồng)

Còn đối với người miền bắc thì lễ dạm ngõ thường có trầu cau , bánh trái hoa quả và chè rượu là điều không thể thiếu .

Nhưng cả ba miền đều có một điểm chung, đó là lễ vật phải được tuyển chọn kỹ lưỡng và tươi ngon nhất. Bởi chúng đã thể hiện được tấm chân tình và sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.
Nếu bận rộn và không có thời gian tự chuẩn bị đám cưới, bạn có thể tham khảo Trang trí và cho thuê tráp dạm ngõ đẹp 

Việc cần chuẩn bị trong lễ dạm ngõ gồm những gì

 Có cần xem ngày tổ chức lễ dạm ngõ không?

  • Ngày nay lễ dạm ngõ của cả 3 miền được tổ chức khá đơn giản, không quá cầu kỳ phức tạp câu nệ. Nhưng đối với những gia đình cầu kỳ kỹ tính, việc tổ chức lễ dạm ngõ cần xem ngày giờ đẹp. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình thường không cần nhờ thày xem ngày mà dựa theo lịch tự chọn ngày đẹp thuận tiện và phù hợp với hai bên gia đình.
  • Cần lưu ý rằng mặc dù ngày làm lễ dạm ngõ có thể không cần xem ngày lành tháng tốt nhưng cần được sự đồng thuận của hai bên gia đình. Đôi bên cùng nhau định ngày để chuẩn bị một lễ dạm ngõ trang trọng nhất thể hiện sự trân trọng của hai bên gia đình dành cho nhau. Tránh để sau này xảy ra những bất hòa trong quan hệ gia đình và ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai bên gia đình.
  • Cô dâu chú rể không cần phải lo lắng quá nhiều về việc chọn ngày tổ chức lễ dạm ngõ. Thay vào đó, cả hai bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về phong tục gia đình và cách sống của nhau. Để có cách ứng xử, giao tiếp phù hợp nhất trong buổi lễ giúp bạn tạo ấn tượng tốt nhất trong mắt gia đình đôi bên.
  • Lễ dạm ngõ thông thường diễn ra trước lễ ăn hỏi 1-2 tháng.

Lễ Dạm Ngõ Nên Mặc Gì?

Vào ngày này, việc chọn trang phục không quá phức tạp và không nhất thiết phải mặc trang phục cầu kỳ. Mà hãy chỉ chọn những trang phục kín đáo, lịch sự, thoải mái và dễ chịu nhất. Thông thường cô dâu sẽ mặc váy còn chú rể sẽ mặc áo sơ mi và quần tây trong buổi lễ ra mắt gia đình 2 bên . Bạn cần ăn mặc theo cách thể hiện tốt nhất sự tôn trọng của bạn dành cho họ.

Lễ Dạm Ngõ Nhà Trai Cần Chuẩn Bị gì?

Trong ngày này, các công việc chuẩn bị của nhà trai khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt 1 tráp lễ dạm ngõ tại các cửa hàng dịch vụ cưới hỏi trọn gói. Hoặc nếu trong gia đình có người khéo tay, bạn có thể tự tay chuẩn bị tráp lễ sao cho phù hợp với phong tục cưới hỏi của các vùng miền là được

Lễ Dạm Ngõ Nhà Gái Cần Chuẩn Bị Gì?

Lễ dạm ngõ thường được tổ chức tại nhà gái và nhà trai sẽ đến nhà gái mang theo tráp lễ. Vì vậy nhà gái cần dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đón tiếp chu đáo nhất. Sự chuẩn bị chu đáo thể hiện sự tôn trọng của nhà gái đối với nhà trai, để lại ấn tượng tốt đẹp cho nhà trai trong lần đầu gặp mặt, đồng thời cũng sẽ giúp nhà trai có thiện cảm hơn với con dâu tương lai. Hãy cùng Cưới Hỏi Thu Hiền tìm hiểu những việc cần làm để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi tại nhà gái nhé

Nhà gái cần dọn dẹp trang trí nhà cửa khang trang , đẹp nhất.

Dọn dẹp, cắm hoa, bày mâm ngũ quả, cúng gia tiên chu đáo, thắp hương, mời gia tiên về chứng lễ cùng gia đình. Ngoài ra, khi nhà trai đến làm lễ, cô dâu chú rể sẽ lên thắp hương thờ cúng tổ tiên nên việc trang trí bàn thờ gia tiên cũng không thể bỏ qua.

.

Tiếp theo, nhà gái cần chuẩn bị bàn tiệc đón nhà trai, bàn ghế phải chuẩn bị đầy đủ. Với 1 số gia đình để thể hiện sự trang trọng hơn, có thể dùng thêm khăn trải bàn. Đừng quên mua trà ngon, bánh kẹo, trái cây để chiêu đãi những vị khách đến thăm để thể hiện lòng hiếu khách của gia đình. Có thể thêm 1 bình hoa để tạo không khí vui vẻ cho buổi gặp mặt trang trọng đầu tiên của hai gia đình.

Nếu nhà trai ở xa, có thể chuẩn bị thêm mâm cơm đãi khách để giúp thắt chặt tình cảm giữa hai bên gia đình. Một mâm cơm đãi khách không cần quá rườm rà nhưng cũng phải chu đáo, không những thể hiện được lòng hiếu khách của nhà gái mà còn thể hiện được tài nội trợ của cô dâu tương lai.

Thành phần tham gia lễ dạm ngõ gồm những ai?

Buổi lễ được tổ chức khá đơn giản nên thành phần tham dự lễ dạm ngõ cũng không quá cầu kỳ. Thông thư ờng mỗi bên gia đình chỉ có từ 5 đến 7 người, đây là thành phần đặc biệt không thể thiếu như ông bà bố mẹ chú rể, cô dì chú bác thân thiết và anh chị e ruột

Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà cách tổ chức lễ dạm ngõ có số lượng người tham gia buổi lễ khác nhau. Nhà trai phải báo trước cho nhà gái để nhà gái chuẩn bị chu đáo nhất.

Trình tự lễ dạm ngõ gồm những gì

Vào ngày giờ đã được hai bên thống nhất, nhà trai sẽ đưa sính lễ của cô dâu sang nhà gái để tổ chức lễ ăn hỏi.
Sau màn chào hỏi, đại diện nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu các thành viên nhà trai đã tham gia nghi lễ. Tiếp theo, đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do của buổi lễ hôm nay. Đại diện nhà trai trao tráp lễ đã chuẩn bị cho nhà gái. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ được chính thức để tìm hiểu nhau và tiến tới hôn nhân sau này.

,

Đáp lại thành ý của nhà trai, bên nhà gái cũng cử đại diện đứng lên cảm ơn và giới thiệu các thành viên nhà gái đã tham gia buổi lễ. Và nếu nhà gái đồng ý thì đôi trẻ mới được chính thức tìm hiểu nhau
Sau khi hai bên thỏa thuận và thống nhất cho đôi trẻ đến với nhau , nhà gái sẽ nhận sính lễ và bày lên ban thờ thắp hương báo cáo gia tiên.

Hai bên gia đình tiếp tục bàn bạc và thống nhất ngày tổ chức lễ ăn hỏi / lễ cưới. Đồng thời bàn luôn về số lượng sính lễ chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, cần bao nhiêu tráp, xem nhà gái thách cưới như thế nào, yêu cầu ra sao đối với lễ ăn hỏi. lễ cưới để nhà trai chuẩn bị
Sau khi kết thúc nghi lễ, nhà gái có thể mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật. Nếu có điều kiện, nhà gái có thể mời nhà trai dùng cơm ở nhà hàng, nếu không có điều kiện thì có thể tổ chức ở nhà cho đầm ấm .

.

Thu Hien Wedding hy vọng với bài viết trên, đã phần nào giúp bạn có cái nhìn khái quát về phong tục tập quán cưới hỏi của người Việt . Để bạn có sự chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ của mình.

Với quan niêm “Đầu xuôi đuôi lọt”, lễ dạm ngõ không cần quá cầu kỳ nhưng phải cần chu đáo chỉnh chu.

Lễ dạm ngõ được chuẩn bị chu đáo sẽ để lại ấn tượng tốt với gia đình hai bên, đồng thời cũng có thể tạo không khí thân mật, đầm ấm giữa hai bên gia đình, giúp cuộc sống lứa đôi hạnh phúc hơn.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về cách chuẩn bị và các thủ tục tổ chức đám cưới hỏi của mình. Hãy nhấc máy lên và gọi cho Thu Hien Wedding, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí 100% để bạn có một đám cưới hoàn hảo và đậm chất truyền thống nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Hotline: 0888 968 123
Contact Me on Zalo