Cách Tổ Chức Lễ Ăn Hỏi Tiết Kiệm Mà Vẫn Hoàn Hảo

Chuẩn bị lễ ăn hỏi – Cuộc sống ngày càng đắt đỏ khiến nhiều người lo lắng băn khoăn về chi phí tổ chức đám cưới hỏi. Việc tổ chức lễ ăn hỏi sao cho tiết kiệm mà vẫn đảm bảo đủ các trình tự là câu hỏi của rất nhiều gia đình hiện nay. Với bài viết dưới đây Thu Hien Wedding xin gợi ý một số mẹo tiết kiệm chi phí khi tổ chức lễ ăn hỏi nhé

Chuẩn bị lễ ăn hỏi – Làm sao để tổ chức tiết kiệm?

Đám cưới là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Ai cũng muốn đám cưới của mình diễn ra suôn sẻ và thành công. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đám cưới sẽ được tổ chức như thế nào. Không ai muốn gánh một đống nợ sau đám cưới.

Chính vì vậy ngay từ lễ ăn hỏi các gia đình đã quan tâm đến việc làm sao hạn chế chi phí một cách tối đa

.chuẩn bị lễ ăn hỏi

Tại buổi lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái và xin ý kiến ​​của nhà gái về việc hỏi vợ cho con trai mình. Việc chuẩn bị sính lễ ăn hỏi chu đáo là vô cùng quan trọng, nó thể hiện sự tôn trọng và tình cảm đối với nhà gái. Tráp lễ là khâu chuẩn bị quan trọng nhất trong ngày này.

Cần cân nhắc và lên kế hoạch chuẩn bị tráp lễ sao cho hợp lý. Số lượng tráp ăn hỏi tiêu chuẩn là số lượng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của gia đình chú rể. Không cần quá nhiều tráp trong đám hỏi nhưng theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam thì lễ vật bắt buộc phải đầy đủ.

.chuẩn bị lễ ăn hỏi

Để tiết kiệm kinh phí khi tổ chức lễ ăn hỏi người ta thường tổ chức lễ ăn hỏi vào ngày sát ngày cưới, nếu nhà trai ở xa có thể tổ chức lễ ăn hỏi kết hợp với cưới một ngày để tiết kiệm kinh phí đi lại cũng như chi phí trang trí nhà cửa phông rạp ngày cưới hỏi

Để có một lễ ăn hỏi tiết kiệm chi phí hợp túi tiền, cô dâu chú rể cần lên kế hoạch tài chính rõ ràng:

chi phí cho bộ tráp lễ sẽ là bao nhiêu, chi phí thuê bàn ​​ghế, thuê phông cưới, nhà rạp cưới hỏi…

Các chi tiết được phác thảo, nếu tổng chi phí là bị cao so với nguồn tài chính thì các cặp đôi nên cân nhắc xem có thể tiết kiệm được những khoản nào.

Chẳng hạn với mức dự trù kinh phí bình thường thì không nên dùng hoa tươi để trang trí phông cưới, nên chọn những mẫu phông cưới, cổng cưới, rạp,… phù hợp với điều kiện tài chính của mình. Đừng sử dụng những thứ quá đắt để tránh làm tăng chi phí cho đám cưới của bạn.

Xem thêm: Kinh nghiệm tổ chức lễ ăn hỏi trọn vẹn

Dịch vụ trang trí cổng hoa cưới 

Rạp cưới đẹp 

Lễ ăn hỏi diễn ra như thế nào?

Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thu Hien Wedding xin trả lời chung cho các bạn về quy trình và từng bước tổ chức ăn hỏi

Để tổ chức lễ ăn hỏi không khó, buổi lễ diễn ra rất nhanh chỉ khoảng 1-2 tiếng và phần lớn thời gian được tổ chức vào buổi sáng. Dù chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn như vậy nhưng lễ ăn hỏi vẫn cần phải có các bước sau:

Nhà trai mang sính lễ sang nhà gái ( có nơi gọi là dẫn lễ)

Vào ngày lành tháng tốt, nhà trai xuất phát (thường sớm hơn dự kiến ​​30 phút). Nhà trai mang tráp lễ ăn hỏi với số lượng tráp do hai bên gia đình thống nhất. Thành phần nhà trai bao gồm: Bố mẹ nhà trai, ông bà nội ngoại, chú rể, đại diện nhà trai, họ hàng nhà trai, bạn bè thân thiết của nhà trai, chú rể và đội hình bê tráp là nam thanh niên chưa vợ (số lượng nam thanh niên bằng số tráp đã chuẩn bị)

Nhà gái nhận lễ và tiếp khách:

Nhà gái cần chuẩn bị chu đáo trầu cau, trà, thuốc và sắp xếp nhà cửa trong ngày lễ sạch sẽ, lịch sự. Đừng quên trang trí và cắm bình cắm hoa trên bàn thờ tổ tiên.

Khi đội hình bê lễ nhà trai đến thì đội hình đỡ lễ của nhà gái sẽ ra nhận và bê vào trong nhà
Trong lễ ăn hỏi, nhà gái mời nhà trai ngồi uống nước, giao lưu và 2 bên phát biểu. Nhà trai xin phép nhà gái cho được cưới cô dâu làm vợ con trai. Nhà gái đồng ý nhận lời nhà trai. Mẹ cô dâu và chú rể cùng mở tráp lễ

Thắp hương cúng bái tổ tiên:

Sau khi mở tráp lễ, bố mẹ cô dâu sẽ dâng một phần lễ vật trong tráp lên ban thờ, chú rể và cô dâu sẽ cùng khấn báo cáo với tổ tiên nhà gái. cầu mong mọi việc bình an và hôn lễ diễn ra suôn sẻ. Cuộc sống hôn nhân sau đó thuận buồm xuôi gió.

Tiếp khách:

Sau khi thắp hương cúng gia tiên, cô dâu chú rể đi mời nước chào hỏi quan khách họ hàng hai bên.

Lại quả

Gần cuối buổi lễ ăn hỏi, mẹ cô dâu sẽ soạn để trả lại vỏ tráp cho nhà trai. Xin lưu ý rằng nắp phải được mở ra khi trả lại . Ngoài ra, mẹ của cô dâu sẽ tách các lễ vật mỗi loại 1 ít gửi lại cho gia đình chú rể, được gọi là “lại quả”.
Trên đây là những trình tự lễ ăn hỏi cơ bản nhất mà gia đình nào cũng cần biết để tổ chức một lễ ăn hỏi chu đáo, đúng thuần phong mỹ tục Việt Nam. Việc tổ chức lễ ăn hỏi đúng cách sẽ dẫn đến một cuộc hôn nhân viên mãn, hạnh phúc sau này và tránh được những điều không hay trong cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ có một số phong tục tập quán khác nhau đôi chút, để tổ chức được một lễ ăn hỏi chuẩn lại càng cần phải có hiểu biết về phong tục cưới hỏi của từng vùng miền.
Xem Thêm:  Quy trình lễ ăn hỏi miền Bắc, Trung, Nam chuẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Hotline: 0888 968 123
Contact Me on Zalo