Lễ Ăn Hỏi Miền Bắc – Những Điều Bạn Cần Biết
Thủ tục lễ ăn hỏi miền Bắc – Đối với người miền Bắc thường chuẩn bị lễ ăn hỏi cầu kỳ cẩn thận nhất .
Hãy cùng Cưới hỏi Thu Hiền tìm hiểu về những phong tục tập quán của người miền Bắc mình nhé
Lễ Ăn Hỏi Miền Bắc gồm những gì?
Thông thường, số lượng sính lễ ở miền Bắc phần lớn phụ thuộc vào khả năng tài chính của nhà trai.
Bạn có thể tham khảo thêm: Tráp ăn hỏi miền bắcTráp lễ ăn hỏi đẹp
Theo phong tục miền Bắc, số lượng tráp lễ phải chuẩn bị là số lẻ. Thông thường là 5 tráp, 7 ,9 tráp…
Tuy nhiên, số lượng lễ vật trong mỗi tráp phải là số chẵn: 100, 120, 150.
Người miền Bắc thường quan niệm số lẻ là số phát triển đầy đủ, mang lại nhiều may mắn. Một số chẵn là số toàn vẹn ghép nối.
Vì vậy, trên mâm quả của người miền Bắc nên có sự tương đương về màu sắc,
tượng trưng cho mong ước cô dâu chú rể mãi mãi bên nhau, nối dõi tông đường, hôn nhân hạnh phúc.
Lễ ăn hỏi thường có các tráp sau: tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tráp mứt sen, tráp bánh ngô, tráp bánh cốm, v.v.
Mỗi lễ vật trên được bày trên một chiếc tráp . Trang trí rồng phượng hoặc thêm các phụ kiện bắt mắt
Xem thêm : Trang trí phòng tân hôn tại Hà Nội rẻ đẹp
Nếu bạn là người miền nam hoặc chuẩn bị lấy vợ miền nam thì hãy tham khảo: Quy trình tổ chức lễ ăn hỏi miền nam
Lễ ăn hỏi ở miền bắc được tổ chức như thế nào?
Sau dạm ngõ, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức sính lễ.
Lễ ăn hỏi có thể diễn ra trước lễ cưới 1-2 tuần.
Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt lễ ăn hỏi được tổ chức rất lâu sau mới làm lễ cưới,
hoặc nhà trai ở quá xa thì sẽ tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới một ngày.
Xem thêm :Dịch vụ bê đỡ tráp chuyên nghiệp , Trang trí nhà rạp cưới hỏi đẹp tại Hà Nội
Các nghi thức và thủ tục lễ ăn hỏi miền bắc bao gồm:
• Chuẩn bị sính lễ :
Sau khi hai bên thống nhất, nhà trai chuẩn bị số lượng của sính lễ bê sang nhà gái trong lễ ăn hỏi
và điều quan trọng cần có kèm thêm phong bì lễ đen để dâng lên bàn thờ tổ tiên nhà gái trong ngày cưới.
• Đến nhà gái:
Vào ngày lành, tháng tốt, nhà trai chuẩn bị sẵn đội bê tráp, cùng họ hàng sang nhà gái tổ chức lễ ăn hỏi.
Mách nhỏ bạn là nên sắp xếp xuất phát sớm hơn 30 phút so với thời gian dự kiến để tránh sơ suất trên đường.
• Trao duyên:
Đến nhà gái, đội nam bê tráp sẽ đưa tráp cho đội nữ bưng. Gia đình 2 bên sẽ trao lì xì duyên cho đội bê đỡ tráp .
• Phát biểu:
đại diện gia đình hai bên phát biểu trong lễ ăn hỏi cùng với những lời chúc cho cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc
• Lễ Gia Tiên :
Mẹ cô dâu và mẹ chú rể mở và lấy lễ vật mỗi tráp để thắp hương báo cáo tổ tiên
• Cô dâu, chú rể vào nhà gái bái tổ:
cô dâu, chú rể đến bàn thờ tổ tiên nhà gái làm lễ vật, thắp hương, xin phép tổ tiên nhà gái,
• Mời nước ra mắt họ hàng:
Sau khi thắp hương xong, cô dâu chú rể sẽ xuống rót nước đón tiếp để ra mắt họ hàng.
• Lại quả:
Kết thúc lễ ăn hỏi, mẹ cô dâu trả lại mâm lễ vật cho nhà trai. Lưu ý tráp phải lật ngược nắp.
Đồng thời mẹ của cô dâu sẽ tách 1 ít lễ vật từ các tráp và trao cho nhà trai, được gọi là lại quả.
Lưu ý công việc này phải được thực hiện bằng tay và không được sử dụng dao nĩa trong quá trình lấy .
Kết luận:
Có thể thấy người miền Bắc rất coi trọng phong tục tập quán cha mẹ để lại.
Vì vậy, công tác chuẩn bị cho lễ ăn hỏi và các thủ tục cưới hỏi ở miền Bắc không thể cẩu thả.
Đối với người miền Bắc, nghi thức cưới hỏi là để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và cầu chúc cho đôi lứa hạnh phúc viên mãn.
Tham khảo thêm: Nghi lễ và những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi miền Bắc
Mọi thắc mắc về thủ tục tổ chức lễ ăn hỏi hãy gọi cho Cưới Hỏi Thu Hiền 0888 968 123.
Đừng ngại chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.